Chất liệu gỗ MDF là gì? Ứng dụng của gỗ MDF trong nội thất
Chất liệu gỗ MDF là một loại gỗ công nghiệp khá phổ biến và có mặt khá lâu trên thị trường. Đây được xem như là một dòng gỗ công nghiệp cao cấp, được xử lý trên dây chuyền hiện đại tiên tiến khi liên kết các sợi gỗ bằng keo và các loại hóa chất tổng hợp. Ứng dụng của gỗ MDF thường là chất liệu của các đồ nội thất gia đình, văn phòng như tủ hồ sơ, bàn làm việc…
Và sau đây là một số thông tin về loại gỗ công nghiệp này mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc.
1. Khái quát về đặc điểm của gỗ công nghiệp MDF
Chất liệu gỗ MDF là gì? Đây là một câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc. Bản thân cụm từ này được viết tắt bởi Medium Density Fiberboard, do được sản xuất từ các loại gỗ có độ cứng mềm khác nhau với thành phần chính là các sợi gỗ mềm, bột gỗ xay nhuyễn và các loại chất phụ gia khác. Cho nên tùy vào trang thiết bị và yêu cầu sử dụng mà mỗi tấm gỗ sẽ có độ dày mỏng khác nhau. Với công nghệ hiện đại tiên tiến cùng với thời gian sản xuấ khá nhanh, gỗ MDF thực sự là một giải pháp tối ưu khi mà lượng gỗ thịt đang ngày càng cạn kiệt.
Quy trình sản xuất gỗ MDF gồm có hai dạng là khô và ướt. Nếu sản xuất khô thì keo và các chất phụ gia sẽ được trộn vào bột gỗ khô sau khi sấy. Bột sợi sau khi gắn keo sẽ được trải ra bằng máy rải, khổ gỗ và độ dày sẽ phụ thuộc và ván khuôn sản xuất. Trong quá trình thực hiện sẽ được ép khá nhiều lần qua máy ép gia nhiệt. Chế độ nhiệt là đuổi hơi nước, làm cho keo hóa rắn từ từ. Kết thúc quá trình ép, ván được xuất ra, bỏ biên, chà nhám và tiến hành phân loại.
Quy trình ướt: trải ngược với quá trình ép khô, lúc này bột gỗ sẽ được phun nước làm ướt và cho kết vón thành dạng vẩy. Sau đó sẽ được trực tiếp cào rải lên mâm ép, mỗi lần ép là một lần xác định độ dày sơ bộ. Tấm ép được đưa qua cán hơi để nén chặt hai mặt và rút phần nước thừa ra.
Bởi quy trình sản xuất khác nhau cho nên gỗ MDF được chia thành 4 loại cơ bản đó là gỗ MDF dùng cho nội thất trong nhà hay văn phòng (như tủ hồ sơ, bàn làm việc, bàn họp…), gỗ MDF có khả năng chịu ướt, loại này có thể dùng ngoài trời hoặ những nơi thường xuyên ẩm ướt. Loại thứ 3 là gỗ MDF mặt trơn không cần phải chà xát, và loại gỗ MDF thứ 4 là mặt không trơn, sẽ được dùng khi dán ván.
2. Những ưu nhược điểm của gỗ MDF
Ưu điểm nổi trội của gỗ công nghiệp MDF đó là có giá thành vừa phải và rẻ hơn nhiều so với các loại gỗ tự nhiên. Dù giá rẻ nhưng do dây chuyền sản xuất hiện đại, toàn cầu hóa cho nên sản phẩm luôn đạt chất lượng, không bị cong vênh, co ngót hay gặp phải các hiện tượng mối mọt như gỗ tự nhiên.
Hơn nữa quá trình ép tự động hóa cho nên bề mặt gỗ phẳng nhẵn, có thể dễ dàng sơn trên bề mặt hoặc dán các chất liệu như veneer, laminate, melamin lên trên. Quá trình ép tự động hóa còn giúp tạo ra sản phẩm một cách nhanh chóng với số lượng nhiều và đồng đều. Cùng với đó là khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì gỗ MDF có những nhược điểm như sau: khả năng chịu nước kém nếu là loại MDF thông thường, còn gỗ MDF xanh thì có khả năng chống ẩm tốt hơn. Thứ hai, gỗ công nghiệp MDF chỉ có độ cứng chứ không có độ dẻo dai do đó không thể làm được các đồ dùng trạm trổ điêu khắc như gỗ tự nhiên. Độ dầy của loại gỗ này cũng có giới hạn cho nên với những đồ vật có độ dày lớn thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.
3. Ứng dụng của gỗ MDF trong sản phẩm nội thất
Gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong nghành sản xuất nội thất gia đình và nội thất văn phòng với mức giá cả hợp lý, mẫu mã hợp thời và chất lượng tương đối. Nó có khả năng thay thế gỗ tự nhiên trong hầu như các trường hợp nội thất hằng ngày, mỗi loại sản phẩm sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau cho nên sẽ chọn các loại đồ nội thất phù hợp với không gian sống xung quanh và mục đích sử dụng.
Do gỗ MDF có khả năng chịu nước không tốt nhưng lại không bị đàn hồi hay co ngót đồng, giá thành hợp lý và ván có khổ lớn đồng đều nên gỗ MDF được sử dụng nhiều trong sản xuất bàn, tủ hồ sơ, giường ngủ, tủ quần áo và các đồ nội thất khác.
Ứng dụng của gỗ MDF trong nôi thất
Trong một số trường hợp khi nhắc đến các loại gỗ công nghiệp thì người ta sẽ luôn nhớ đến gỗ MDF và khả năng thay thế tốt cho gỗ tự nhiên vốn có giá thành không hề thấp. Do đó khi bạn có đi đâu mà bắt gặp nhiều loại vật dụng được làm từ gỗ công nghiệp MDF chứ không phải là gỗ thịt tự nhiên thì bạn không nên thấy lạ bởi họ đã có những lựa chọn thông minh.
Việc sử dụng gỗ công nghiệp nhiều còn chứng tỏ rằng nền công nghiệp của Việt Nam đang trên đà phát triển, sử dụng những sản phẩm được tạo ra bởi bàn tay con người chứ không phải chỉ là đi khai thác từ tự nhiên. Việc này góp phần tạo nên một môi trường sống xanh, không còn nhiều những nạn phá rừng liên mien, đó cũng la cách bảo vệ cuộc sống con người thêm khỏe mạnh.
Vậy thì còn lý do gì mà bạn, gia đình hay văn phòng của bạn không lựa chọn các sản phẩm được làm từ gỗ MDF để tiết kiệm được chi phí với những sản phẩm chất lượng, lại có thể góp phần xây dựng nền kinh tế nước nhà và bảo vệ một môi trừng sống xanh, tránh khỏi việc chặt phá các loại cây lâu năm để làm các sản phẩm nội thất phục vụ cuộc sống.