Trang thông tin điện tử của tập đoàn BKG Việt Nam

Gỗ MFC là gì? Vì sao gỗ MFC được dùng phổ biến trong nội thất?

Gỗ công nghiệp MFC chính là một bước tiến mới của khoa học ứng dụng nhằm tìm ra vật liệu thay thế cho gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm. Với nhiều ưu điểm nổi bật, loại gỗ này được dùng nhiều trong chế tạo tủ hồ sơ và nhiều sản phẩm nội thất văn phòng khác.

1. Chất liệu gỗ MFC là gì?

Gỗ MFC được làm từ những nguyên liệu là từ gỗ rừng trồng. Chủ yếu là các loài cây có thời gian sinh trưởng ngắn như: keo, bạch đàn, cao su… Những loại cây này sau khi khai thác được đưa về nhà máy để băm nhỏ cây gỗ thành các dăm gỗ, sau đó kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao. Bề mặt hoàn thiện được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ hoặc có thể sử dụng nhựa PVC tráng lên hay giấy in vân gỗ giúp sản phẩm gỗ nhân tạo này có khả năng chống ẩm và trầy xước. Bề mặt tấm gỗ công nghiệp MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.

Gỗ công nghiệp MFC

2. Các loại gỗ MFC phổ biến hiện nay

Gỗ MFC loại thường:

Gỗ MFC loại thường có bảng màu rất phong phú. Loại gỗ này có khoảng 80 màu, nổi bật như: đen, trắng, xám nhạt, xám, chì… hoặc các màu vân gỗ như: Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (xoan đào), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ sồi sọc, Sồi kỹ thuật, Tần bì giả cổ, Trắc, Mun hay các màu vân gỗ hiện đại… Nhìn bề mặt của loại gỗ này thì giống như gỗ thật.

Kích thước và độ dày gỗ MFC như sau:

  • Size nhỏ: 1.220 x 2.440 x (9 – 50)mm.
  • Size trung: 1.530 x 2.440 x (18/25/30)mm.
  • Size lớn: 1.830 x 2.440 x (12/18/25/30)mm.

Gỗ MFC chống ẩm:

Gỗ MFC chống ẩm (hay còn gọi là MFC lõi xanh) khác với gỗ MFC loại thường là khả năng chống ẩm do bên trong kết cấu gỗ có các hạt hút ẩm. Ngoài ra, các đặc điểm còn lại đều giống nhau. Đặc biệt là màu sắc vẫn đa dạng như gỗ MFC loại thường. Để phân biệt được loại thường và loại chống ẩm, bạn có thể để ý MFC chống ẩm thường nặng hơn MFC loại thường khoảng 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 đến 760 kg/m³.

Gỗ MFC chống ẩm được sản xuất nhằm phục vụ việc chế tạo nội thất ở những nơi có độ ẩm lớn như: làm tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh… Bên cạnh đó, loại vật liệu này cũng được dùng trong chế tạo nội thất nói chung, đặc biệt là chế tạo tủ hồ sơ nhằm bảo vệ tốt tài liệu bên trong. Vật liệu này thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều ở Việt Nam, nhất là tại miền Bắc.

Ứng dụng của gỗ MFC trong nội thất

3.  Ứng dụng của gỗ MFC trong thiết kế nội thất

Có đến 80% đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng dùng gỗ MFC. Đơn giản vì loại gỗ nà có nhiều ưu điểm như: màu sắc phong phú, chất liệu tốt, nhẹ, dễ gia công, tạo hình… Có thể nói, gỗ công nghiệp MFC có tính ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn phòng. Đối với nội thất văn phòng và nhà ở thì chỉ cần sử dụng gỗ MFC loại tiêu chuẩn, còn đối với những không gian, khu vực ẩm ướt như toilet, tủ bếp, vách toilet, khu vệ sinh thì nên sử dụng loại ván chống ẩm.

Gỗ công nghiệp MFC thân thiện với môi trường. Do chúng được sản xuất từ gỗ rừng trồng, có thể tái sản xuất, không hại đến những cánh rừng nguyên sinh vốn là lá phổi xanh điều hòa khí hậu trái đất.

Gỗ MFC có tính chất là nhẹ, dễ gia công nên rất phù hợp để chế tạo nội thất văn phòng như: Bàn văn phòng, tủ hồ sơ, tủ đựng tài liệu…Còn trong nội thất gia đình thì MFC được dùng để chế tạo các sản phẩm mang tính chất thẩm mỹ cao như: giá sách, kệ tivi, vách ngăn trang trí, tap đầu giường…